Quốc hội hiện tại được bầu cách đây chỉ có một năm rưỡi. Ông Vučić đưa ra quyết định này khi không chịu áp lực đối nội nào buộc phải giải tán quốc hội. Vì thế,ầucửngoàichờđợphim xet ko che quyết sách này chỉ có thể có nguyên do chính ở khía cạnh đối ngoại, vốn chỉ có thể là 3 vấn đề sau: xung khắc với Kosovo, quan hệ giữa Serbia với EU và chính sách của Serbia đối với Nga và Ukraine.
Xem ra, ông Vučić ý thức được rằng những vấn đề đối ngoại trên đang trở nên càng ngày càng khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, ẩn chứa nguy cơ uy tín và độ tin cậy của dân chúng ở Serbia dành cho chính phủ bị tổn hại. Vì thế, tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn chừng nào còn chắc chắn thắng cử mới là thượng sách.
Ở bên ngoài Serbia, EU lại phải chờ đợi xem ông Vučić sẽ được cử tri tín nhiệm đến mức nào. Người này là đối tác khó nhằn đối với EU, nên kết quả cuộc bầu cử quốc hội trước thời hạn tới đây ở Serbia có tác động mạnh mẽ tới diễn biến tình hình chính trị, an ninh và quan hệ quốc tế ở châu Âu. Đối với EU và Ukraine, Serbia giống như "gót chân Achilles", bởi Serbia vẫn duy trì quan hệ tốt với Nga bất chấp EU, NATO và phương Tây đối địch, trừng phạt Nga. Serbia có thể đẩy EU vào khủng hoảng chính trị và an ninh với việc làm găng với Kosovo, cũng như không thể "mở rộng EU" theo ý muốn.
Chuyện bầu cử ở Serbia vì thế động chạm tới cả EU và châu Âu.