Ấn tượng về kinh tế - xã hội
Năm 2004 khi tái lập tỉnh,ànhquảnămxâydựngvàpháttriểntỉnhĐắkNôđội hình đấu trường chân lý Đắk Nông nằm trong những tỉnh nghèo nhất nước, gặp nhiều khó khăn, thách thức do xuất phát điểm thấp, nền kinh tế chủ yếu thuần nông, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều yếu kém, mặt bằng dân trí thấp, nguồn nhân lực thiếu hụt…
Để vượt qua khó khăn, thách thức, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã nêu cao trách nhiệm, kịp thời xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch phát triển sát với định hướng của T.Ư, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ.
Từ một tỉnh có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục rất thiếu thốn, với sự hỗ trợ của Trung ương và sự quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo của các thế hệ lãnh đạo; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, đến nay Đắk Nông đã có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định và bền vững, quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đến cuối năm 2023 đạt trên 44.862 tỉ đồng, gấp 24 lần so với năm 2004; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng/người/năm, gấp 12 lần so với năm 2004. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2023 dự kiến đạt 18.610 tỉ đồng, tăng gấp 20 lần năm 2004 (903 tỉ đồng); tổng thu ngân sách giai đoạn 2004 - 2023 khoảng 31.879 tỉ đồng, năm 2023 dự kiến 3.650 tỉ đồng, gấp 17,6 lần năm 2004.
Theo ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, để huy động các nguồn lực cho phát triển, Đắk Nông không ngừng nỗ lực trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hệ thống doanh nghiệp và thu hút đầu tư ngoài ngân sách. Sau thời gian dài duy trì thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng PCI toàn quốc, tỉnh Đắk Nông đã có sự thăng hạng ấn tượng, vươn lên vị trí 38/63 cả nước (năm 2022). Sự cải thiện đó đã tác động tích cực đến phát triển doanh nghiệp và kết quả thu hút đầu tư vào tỉnh; nâng tổng số doanh nghiệp khối tư nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay lên hơn 3.700 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 35.000 tỉ đồng so với 93 doanh nghiệp và 629 tỉ đồng năm 2004; thu hút 412 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký khoảng 85.500 tỉ đồng, trong đó 399 dự án từ nguồn vốn nội địa, chiếm 79,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, còn lại là dự án FDI. Nhiều dự án trọng điểm được triển khai đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương.
Văn hóa - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay chỉ còn 7,97%. Các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng, lao động việc làm, y tế, giáo dục đạt khá; hạ tầng đô thị và nông thôn ngày càng khang trang, phát triển theo hướng bền vững, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự kiến đến hết năm 2023, toàn tỉnh đạt 39/60 xã về đích nông thôn mới.
Hoạch định hướng đi phù hợp
Theo ông Hồ Văn Mười, Đắk Nông xác định 3 trụ cột cho sự phát triển kinh tế địa phương, gồm phát triển công nghiệp Alumin, luyện nhôm và năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), xây dựng Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bền vững theo chuỗi giá trị, phát triển kinh tế rừng, trồng và chế biến dược liệu, tăng sức cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Để phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế ấy, tỉnh lựa chọn 3 đột phá chiến lược:
- Thứ nhất, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trước hết là đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới thu hút đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp.
- Thứ hai, xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên đầu tư xây dựng, mở rộng hạ tầng giao thông trọng điểm nội tỉnh, kết nối các điểm du lịch và hạ tầng trung tâm đô thị. Thúc đẩy dự án đường cao tốc Tây nguyên - TP.HCM (đoạn từ TP.Gia Nghĩa - TP.HCM) sớm triển khai, hoàn thành đúng tiến độ.
- Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong hệ thống chính trị, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và nguồn nhân lực trong các ngành, lĩnh vực là trụ cột phát triển kinh tế của địa phương.
Giai đoạn 2021 - 2030, Đắk Nông phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9,05%. GRDP bình quân đầu người đạt 106 triệu đồng vào năm 2030; tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26,32% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 27,74%; khu vực dịch vụ chiếm 40,76%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%/năm.
Đến năm 2030, có ít nhất 54 xã (tương đương 90%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 30 xã (tương đương 50%) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu bình quân hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên theo chuẩn đa chiều.
Với ý chí, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, ủng hộ của Trung ương, tinh thần đoàn kết, chung tay của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Đắk Nông tin tưởng sẽ hoàn thành mục tiêu đến năm 2030; tạo nền móng vững chắc để hoàn thành mục tiêu tầm nhìn đến năm 2045 là đưa Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, có mức thu nhập bình quân cao hơn bình quân chung cả nước.